"Đang tải dữ liệu..."

Khó khăn trong thu hồi nợ khi đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phải làm sao?

Sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức đều phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Do đó, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở mang tính quyền lực nhà nước để chủ nợ buộc bên nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bất cứ khi nào có yêu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù bản án, quyết định đã có hiệu lực nhưng việc tiến hành thi hành án trong nhiều trường hợp vẫn không thể thực thi và việc chủ nợ có thể thu hồi nợ là cực kỳ khó khăn, quá trình thi hành án kéo dài nhiều năm vẫn chưa được thể thu hồi nợ.

PP-MBN sẽ trình bày khái quát về những khó khăn cơ bản dẫn đến việc thu hồi nợ không hiệu quả và nhanh chóng sau khi có bản án, quyết định của Tòa án qua nội dung bài viết dưới đây.

I. Những khó khăn trong quá trình thu hồi nợ khi đã có bản án, quyết định của Tòa án

  1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp thu hồi nợ mà không thông qua Cơ quan thi hành án

Chủ nợ trực tiếp thu hồi nợ mà không thông qua Cơ quan thi hành án thì có một số khó khăn nhất định như:

Thứ nhất, khi chủ nợ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của bên nợ tại các cơ quan nhà nước, các cơ quan hữu quan liên quan thì việc yêu cầu các cơ quan đó cung cấp thông tin rất khó khăn và hầu như không đạt kết quả. Đa số trường hợp yêu cầu của các chủ nợ không được giải quyết bởi các cơ quan này cho rằng mình không có trách nhiệm phải cung cấp những thông tin cho người dân mà họ chỉ cung cấp cho những cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản.

Thứ hai, tương tự, trường hợp bên nợ có dấu hiệu của hành vi tẩu tán tài sản, khi chủ nợ yêu cầu cơ quan nhà nước, các cơ quan liên quan ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của bên nợ lại không hiệu quả bởi vì trên thực tế, các cơ quan này yêu cầu phải có quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, bên nợ tim mọi cách tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Do đó, để thu hồi được nợ khi không qua cơ quan thi hành án thì phải có những phương pháp và nghiệp vụ riêng thì mới có thể thu hồi được khoản nợ.

  1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc thu hồi nợ thông qua Cơ quan thi hành án

Thi hành án là khâu quan trọng cũng là khâu cuối cùng của giai đoạn tố tụng. Các chủ nợ sau khi nhận được bản án của Tòa đều muốn nhanh chóng chuyển sang Cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để thu hồi khoản nợ. Theo quy định pháp luật hiện hành, trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, chủ nợ có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới Cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi Tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít các vụ việc thi hành kéo dài nhiều năm, không mang lại hiệu quả, bởi gặp không ít khó khăn và còn khá nhiều bất cập bởi những trường hợp dưới đây.

Thứ nhất, khó khăn trong giai đoạn xác minh, điều kiện tài sản của người phải thi hành án:

  • Đối với việc thi hành nghĩa vụ trả tiền, Tòa án tuyên không xác định rõ được thông tin, tài sản của bên nợ, do đó, khi thi hành Chấp hành viên có rất ít thông tin, thậm chí có nhiều trường hợp Chấp hành viên không có thông tin nào về tài sản của người phải thi hành. Vậy nên trên thực tế, Cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu người được thi hành án cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án, nhiều trường hợp người được thi hành án và Chấp hành viên không thể xác định được hết các tài sản của người phải thi hành án, nếu khoản nợ cần thu hồi có giá trị lớn thì khó có thể thu hồi được hết khoản nợ.
  • Tài sản phải thi hành án ở nhiều nơi, không xác định cụ thể rõ ràng. Tài sản thế chấp tọa lạc ở nhiều nơi khác nhau, theo quy định thi hành án không được phát mãi đồng loạt tất cả các tài sản tại tất cả các tỉnh, thành và các quận, huyện mà phải thực hiện cuốn chiếu từng tài sản theo từng địa phương khác nhau làm kéo dài thời gian thu hồi nợ, phát sinh lãi vay, gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ.
  • Bên phải thi hành án không có đủ điều kiện để thi hành án. Nếu hết thời gian xác minh theo quy định của pháp luật (01 năm – 02 năm), người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án, Cơ quan thi hành án sẽ trả lại đơn, việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Tuy nhiên, thực tế để xác định được thông tin mới về tài sản của người phải thi hành án thường thì người được thi hành án phải tự mình cung cấp thông tin về tài sản thì Cơ quan thi hành án mới tiến hành xác minh. Do đó, việc có thu hồi được nợ hay không lại phụ thuộc rất lớn vào quá trình xác minh và thu thập thông tin từ người được thi hành án.
  • Các ngân hàng, các cơ quan tổ chức khác không có sự linh hoạt trong việc kết hợp với cơ quan thi hành án gây bất lợi cho công tác xác minh, kê biên tài sản của cơ quan thi hành án, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thi hành án.
  • Hành vi cản trở việc xác minh điều kiện thi hành án, tẩu tán tài sản nhằm gây khó khăn trong quá trình xử lý.

Thứ hai, khó khăn trong giai đoạn phong tỏa, cưỡng chế thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án chống đối hoặc không đồng ý cưỡng chế thi hành án thì việc cưỡng chế thi hành án gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, khó khăn trong việc xử lý tài sản phải thi hành án. Trường hợp nhiều khoản nợ có tài sản đảm bảo, tuy nhiên tài sản bán đấu giá để thi hành án không có người tham gia đấu giá hoặc thẩm định giá tài sản quá cao đến khi bán đấu giá thì giá trị tài sản còn lại rất thấp, số tiền thu được không đủ số tiền phải thi hành án. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá đang có tranh chấp nên không thể xử lý tài sản đảm bảo được dẫn đến thời gian thu hồi nợ của cá nhân, doanh nghiệp kéo dài.

Ngoài ra, một trong những khó khăn cũng một phần do một số Chấp hành viên và Cơ quan thi hành án chưa nhiệt tình thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ thi hành án được giao.

II. Giải pháp hữu ích cho việc thu hồi nợ sau khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án khi đến với PP-MBN

Làm thế nào để xóa đi được những trăn trở, lo âu khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án nhưng vẫn không thể giải quyết được khoản nợ? Hãy tìm giải pháp ngay tại PP-MBN.

PP-MBN –  giải quyết dứt điểm nỗi lo trong quá trình thu hồi nợ. Đến với PP-MBN các chủ nợ có thể tìm ra được những giải pháp hữu ích để thu hồi nợ bởi PP-MBN là đơn vị nắm vững kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, cùng với kinh nghiệm thu hồi nợ hiệu quả và chuyên nghiệp.

Dịch vụ thu hồi nợ ở PP-MBN có những điểm gì nổi bật?

  • Khả năng đàm phán của các nhân sự PP-MBN với bên nợ có thể giúp thu hồi nợ mà không cần tới việc phải thông qua cơ quan thi hành án để thu hồi khoản nợ;
  • Giữ vững uy tín và các mối quan hệ của chủ nợ sau quá trình xử lý các khoản nợ;
  • Nắm vững các quy định của pháp luật trong nghiệp vụ thu hồi nợ, pháp luật về thi hành án dân sự, từ đó xử lý các khoản nợ mà tránh được những vướng mắc không đáng có trong quá trình xử lý các khoản nợ;
  • Nhân sự PP-MBN có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình rà soát hồ sơ nợ, có thể tìm ra được những chi tiết có lợi cho việc thu hồi nợ nhanh, hiệu quả;
  • Kỹ năng làm việc với khách hàng để xử lý nợ, tạo một môi trường thu hồi nợ uy tín, chuyên nghiệp;
  • PP-MBN trang bị những nghiệp vụ riêng về công tác xác minh điều kiện trả nợ của bên nợ và đảm bảo ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của bên nợ một cách kịp thời;
  • Xử lý các tranh chấp trước khi tiến hành xử lý các tài sản bảo đảm bảo một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật;

===================

CÔNG TY CỔ PHẦN MUA BÁN NỢ PP-MBN

Trụ sở chính: 21 Trương Văn Đa, Liên Chiểu, Đà Nẵng

VP giao dịch: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi, số 249 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng

SĐT: 02363 822678 – 0901 955 099

Email: pp.muabanno@gmail.com

Liên hệ
Contact Me on Zalo